Hiển thị các bài đăng có nhãn bán hàng online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bán hàng online. Hiển thị tất cả bài đăng

20 cách bán hàng qua mạng hiệu quả qua 5 chuyên gia bán hàng hàng đầu thế giới

- Làm thể nào để sản phẩm của tôi nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Tôi phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng ra sao?
- Tôi nên cư xử thế nào để có được các đơn đặt hàng?…

Để trả lời các câu hỏi trên, một số chuyên gia hàng đầu về bán hàng và là tác giả của những cuốn sách về bán hàng sẽ chia sẻ các kinh nghiệm của họ. 

20 cách bán hàng qua mạng hiệu quả qua 5 chuyên gia bán hàng hàng đầu thế giới

Brian Tracy - Chủ tịch hãng Brian Tracy International, California, tác giả một số cuốn sách nổi tiếng, trong đó có cuốn Advanced Selling Strategies (Chiến lược bán hàng hiệu quả) và Great Little Book on Successful Selling (Cuốn sách nhỏ hữu ích cho hoạt động bán hàng thành công): Bí quyết bán hàng cho những công ty lần đầu gia nhập thị trường. 

1. Bán lợi ích, chứ không bán đặc điểm.
Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là hướng sự tập trung vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy chú ý đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh những tác dụng, hiệu quả của chúng. Hãy luôn tập trung vào những ích lợi mà sản phẩm tạo ra cho các khách hàng của bạn. 

2. Bán cho những người có vẻ như sẽ mua sản phẩm của bạn.
Khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng. Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán cho những người chưa từng mua một chiếc máy photocopy, mà hãy bán cho những người đã sở hữu một chiếc máy, hay những người mà bạn biết chắc rằng họ đang rất quan tâm tới việc mua cho mình một chiếc máy. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn nổi trội như thế nào. 

3. Khác biệt hoá sản phẩm của bạn.
Tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Mọi người không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày của mình để thử một cái gì đó mới mẻ. Vì vậy, hãy đưa ra cho các khách hàng ba lý do thích hợp để dùng thử sản phẩm của bạn, ví dụ, sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốc độ cao hơn, giá thành rẻ hơn và có chất lượng cao hơn. 

4. Mặt đối mặt.
Việc tiêu phí tiền bạc cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là một trong những cách thức ít hiệu quả nhất đối với những công ty mới khởi sự kinh doanh. Không có con đường tắt nào để tiếp cận với khách hàng tốt hơn việc bạn trực tiếp mặt đối mặt với các khách hàng của mình - hoặc ít nhất là nói chuyện qua điện thoại. 

5. Tập trung vào công việc bán hàng thứ cấp.
Gần 85% doanh thu bán hàng được tạo ra từ hoạt động giao tiếp và qua lời nói. Đó là kết quả của việc một ai đó khuyên bạn bè, người thân của họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó bạn hãy tập trung vào việc thiết lập nhiều mối quan hệ và để những người quen giới thiệu người quen của họ với bạn. Hãy tự hỏi bản thân: Liệu các khách hàng của mình đã thực sự thoả mãn để qua đó họ tiếp tục mua sắm sản phẩm/dịch vụ mình đang cung cấp và giới thiệu về mình cho bạn bè, người thân của họ chưa?.

Linda Richardson - Chủ tịch công ty The Richardson, tác giả cuốn Stop Telling, Start Selling: Using Customer Focus Dialogue to Close Sales (Hãy dừng nói chuyện, Bắt đầu bán hàng: Sử dụng cuộc hội thoại trọng tâm vào khách hàng để đạt được thành công khi tiến hành hoạt động giới thiệu bán hàng): Thành công với những lời giới thiệu bán hàng.  

1. Xây dựng các mối quan hệ.
Trước khi bắt đầu thảo luận về công việc mua sắm, hãy xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không? Công ty của khách hàng có xuất hiện trên các trang tin tức gần đây hay không? Liệu khách hàng có quan tâm đến thể thao hay không? Hãy đào sâu một chút vào công việc kinh doanh và cá nhân khách hàng để bạn có thể tạo dựng nên những mối quan hệ chân thật. 

2. Đặt các câu hỏi mở.
Bạn không nên đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời sẽ là “có” hay “không”, mà hãy thảo luận nhiều hơn về chi phí, giá cả, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật khác với khách hàng. Bạn cần đặt những câu hỏi sao cho câu trả lời sẽ hé mở động cơ mua sắm của khách hàng, những vấn đề còn băn khoăn hay khúc mắc của khách hàng, đặc biệt là quá trình ra quyết định mua sắm của họ. Đừng ngại hỏi khách hàng rằng tại sao họ lại cảm nhận theo một cách nào đó, đó sẽ là cách thức để bạn hiểu được các khách hàng của mình. 

3. Thăm dò kỹ hơn.
Nếu một khách hàng nói với bạn rằng: “Chúng tôi đang tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm chi phí và có hiệu suất cao”, thì liệu bạn có nên ngay lập tức nói với họ về việc sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và hiệu suất của họ không? Một nhân viên bán hàng thông minh sẽ không làm như vậy. Anh ta sẽ hỏi thêm một số câu hỏi và thăm dò khách hàng kỹ hơn để có thêm các thông tin giúp bạn định vị tốt hơn sản phẩm của mình, cũng như cho bạn thấy rõ hơn nhu cầu thực sự của khách hàng. 

4. Học để lắng nghe.
Những nhân viên bán hàng nói liên hồi trong suốt thời gian tiếp xúc với khách hàng về sản phẩm thường chỉ làm cho khách hàng chán nản và bỏ đi. Vì thế, bạn nên lắng nghe khách hàng ít nhất trong một nửa thời gian trò chuyện. Bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng việc ghi chép, quan sát cử chỉ, thái độ của khách hàng, không vội vàng sớm kết luận và hãy tập trung vào những gì khách hàng đang nói. 

5. Những công việc hậu mãi.
Hãy viết một tấm thiệp cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi họ mua sắm để đảm bảo rằng khách hàng thực sự được thoả mãn với sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng duy trì mối liên hệ thường xuyên trong tương lai. 

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT VỀ THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG

Thiết kế website bán hàng online uy tín nhất

Thiết kế website bán hàng online hiện nay đang là xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp kinh doanh. Hãy để ADC Việt Nam góp phần tạo lập website, nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp bạn. Bạn sẽ được trải nghiệm sự chuyên nghiệp từ một công ty thiết kế website hàng đầu Việt Nam.

Shari Posey - Chủ tịch hãng Executive Insights, một công ty sản xuất băng audio tại Long Beach, California, chuyên về các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp: Chuẩn bị và Bảo đảm 

1. Soạn thảo sẵn một khẩu hiệu bán hàng và những lời giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Việc tạo ra những lời giới thiệu bán hàng không phải là công việc thể làm qua loa. Hãy luôn sử dụng những lời giới thiệu bán hàng đã được soạn thảo sẵn, xây dựng những câu hỏi cần thiết để thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng cho từng điểm một. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng có thể phàn nàn hay khó chịu về điều gì, qua đó bạn sẽ cho các khách hàng thấy được sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng tốt những nhu cầu của họ như thế nào. 

2. Ghi chép những khiếu nại, phàn nàn.
Hãy để cho các khách hàng thấy bạn thực sự lắng nghe những gì họ nói bằng việc ghi chép lại những vướng mắc của họ. Theo cách này, bạn có thể trả lời rành mạch tất cả những phàn nàn của khách hàng bằng việc cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại cho họ những lợi ích gì, ví dụ như tiết kiệm tiền bạc, nâng cao hiệu suất, gia tăng động cơ làm việc của nhân viên, hay đẩy mạnh uy tín và danh tiếng của công ty khách hàng. 

3. Khuyến khích mua thử lần đầu.
Hãy đưa ra cho khách hàng một điều gì đó thiết yếu làm cho họ quan tâm đến sản phẩm. Nếu thích, họ sẽ nhanh chóng ra quyết định ngay, thay vì lưỡng lự vài ngày hay hoãn lại quyết định mua sắm vô thời hạn. Những khuyến khích mua sắm lần đầu có thể là: “Giảm giá 10% nếu bạn mua ngay hôm nay”, hay “Nếu mua ngay lúc này, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí”. 

4. Đưa ra lời bảo đảm chắc chắn.
Hãy để cho khách hàng biết rằng sự thoả mãn của họ luôn được đảm bảo. Một chính sách hoàn trả sản phẩm sẽ giảm thiểu những phàn nàn từ phía khách hàng và cho thấy bạn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình. Những lời bảo đảm như vậy không nên bao gồm bất cứ một điều kiện nào, theo kiểu “sản phẩm chỉ được bảo đảm trong vòng 30 ngày”. Bạn có thể sử dụng lời bảo đảm thậm chí cả khi bạn cung cấp dịch vụ. Sự thoả mãn của khách hàng phải được đảm bảo: “Bạn sẽ hồi hộp lo lắng với dịch vụ của chúng tôi hay chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại cho bạn với chi phí của công ty”. 

5. Kết thúc với hai lựa chọn.
Thay vì hỏi: “Quý vị thấy thế nào?”, bạn hãy đưa ra cho khách hàng một sự lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn đang bán sách giáo khoa cho những người chuẩn bị nhập học, hãy hỏi liệu họ có mua mua cả bộ sách hay mua bộ sách cùng với băng audio không. Trong khi khách hàng nói lên nhu cầu của họ, bạn hãy ghi lại những gì họ nói. Khách hàng của bạn sẽ luôn mong muốn giao dịch với bạn, bởi vì trong suy nghĩ, họ nhận ra rằng họ có sự gắn bó với bạn. 

Bob Bly - Nhà viết quảng cáo và nhà tư vấn độc lập tại Dumont, New Jersey, chuyên gia trong lĩnh vực B2B và tiếp thị trực tiếp, tác giả của trên 50 cuốn sách khác nhau, trong đó có cuốn The Copywriter’s Handbook (Sổ tay người viết quảng cáo): Những dữ liệu bán hàng luôn cần thiết.

1. Hướng dữ liệu bán hàng của bạn tới những đối tượng cụ thể.
Ngày nay, không dễ để hiểu và đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng tiềm năng trên thị trường. Hãy cho thấy bạn là một chuyên gia thực thụ, bạn có một lợi thế bán hàng và sẽ trở nên đáng tin cậy khi những dữ liệu bán hàng của bạn được nhắm tới một số đối tượng khách hàng cụ thể nào đó. Hãy cho biết bạn đưa ra “những dịch vụ kế toán cho các đại lý quảng cáo”, chứ không phải là “dịch vụ kế toán nói chung”. 

2. Sử dụng lời chứng nhận xác thực.
Mọi người có thể không tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được những điều mà bạn nói. Vì thế, bạn hãy sử dụng những chứng nhận xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ tán dương, khen ngợi bạn và công ty bạn như thế nào. Những chứng nhận này nên được viết thành văn bản bằng chính chữ viết của khách hàng, được trình bày trong ngoặc kép. Chúng có thể được sử dụng trong các lá thư chào hàng, bản giới thiệu sản phẩm và trong các quảng cáo. 

3. Giới thiệu dựa trên quan điểm của khách hàng.
Hãy bắt đầu các văn bản của bạn với những điều cam kết cho khách hàng và những gì mà phần lớn mọi người đều quan tâm. Nếu một đại lý bảo hiểm muốn giới thiệu chương trình bảo hiểm nhân thọ mới dành cho các nhân viên công sở, thì cụm từ “Giới thiệu về Chương trình bảo hiểm nhân thọ có lợi cho nhân viên” là rất cần thiết. Và đại lý bảo hiểm cũng sẽ có được những kết quả tốt hơn nếu viết một điều gì đó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng: “Liệu sự tăng vọt của các chi phí và giá thành bảo hiểm có khiến bạn gặp nhiều khó khăn?”. 

4. Sử dụng câu hỏi.
Một cách thức tuyệt với để cam kết với khách hàng của bạn là đặt những câu hỏi ngay trên tiêu đề của các văn bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và tài liệu bán hàng khác. “Mọi cửa hàng rửa xe đều biết 7 bí quyết thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có biết không?”, hay “Tại sao các hãng cung cấp chảo vệ tinh lại không nói ra sự thật này?”. 

5. Biến tiêu cực thành tích cực.
Nếu công ty bạn chỉ mới hoạt động và chưa bán được nhiều sản phẩm hay chưa thu hút được nhiều khách hàng, thì bạn cũng đừng tuyệt vọng. Bạn nên suy nghĩ theo cách sau: “Không chỉ một người mua sản phẩm của mình trong số hàng nghìn người từng hiểu được những lợi thế của sản phẩm mới mà mình cung cấp”.

Barry Farber - Chuyên gia hàng đầu về quản lý bán hàng, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, bao gồm cuốn 12 Clichés of Selling and Why They Work (12 khuôn mẫu bán hàng và tại sao chúng phát huy hiệu quả): Tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng của bạn. 

1. Biết rõ về khách hàng và về công việc của họ.
Các khách hàng luôn mong đợi bạn thấu hiểu về công việc, về sản phẩm/dịch vụ của họ và cả đối thủ của họ. Hãy nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, các vấn đề và chiều hướng phát triển của nó, tìm ra ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của khách hàng… Bạn có thể sử dụng một vài công cụ nghiên cứu như bản báo cáo thường niên, hướng dẫn của phòng thương mại địa phương, thông cáo kinh doanh đại chúng và chính những bản giới thiệu, thư và catalogue của khách hàng… 

2. Tổ chức, sắp xếp bản giới thiệu bán hàng của bạn.
Cấu trúc cơ bản của bất kỳ bản giới thiệu bán hàng nào đều bao gồm 6 điểm then chốt, bao gồm: xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu chủ đề kinh doanh, đưa ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, tổng kết nội dung bán hàng cơ bản của bạn, và khép lại công việc bán hàng. 

3. Ghi chép. Đừng ỷ lại vào trí nhớ của bạn.
Hãy hỏi khách hàng xem trong thời gian thảo luận giữa hai bên, việc ghi chép có tiện lợi không. Hãy ghi chép lại những điểm quan trọng mà bạn có thể đề cập sau trong thời gian nói chuyện. 

4. Đáp lại sự phàn nàn, khó chịu của khách hàng
Bằng “cảm thấy, đã cảm nhận được, thấy rằng…”. Đừng phản ứng trong khi khách hàng đang nói kiểu như “Tôi không quan tâm”, hay “Hiện giờ tôi không có thời gian” mà thay vào đói là câu trả lời “Tôi hiểu quý vị cảm nhận như thế nào. Rất nhiều khách hàng hiện tại của chúng tôi cũng cảm thấy như vậy. Nhưng khi họ thấy rằng họ có thể tiết kiệm bao nhiêu thời gian nếu sử dụng sản phẩm của chúng tôi, họ đã ngạc nhiên vô cùng”. Sau đó đề nghị một buổi hẹn gặp với khách hàng. 

5. Đề nghị khách hàng cho biết ý kiến phản hồi.
Nếu bạn muốn cải thiện bản giới thiệu bán hàng của mình hay các mối quan hệ với khách hàng, hãy đề nghị họ cho biết ý kiến về việc bạn cần phải làm những gì để duy trì và gia tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nhiều khách hàng có những phàn nàn nhỏ nhặt, nhưng họ không nói, mà họ chỉ không mua sản phẩm của bạn nữa. Nhưng nếu bạn hỏi, họ sẽ vui vẻ nói với bạn và cũng đem lại cho bạn cơ hội để giải quyết các thắc mắc của mình.

📣 Còn chần chừ gì nữa hãy đến ngay với công ty thiết kế web chuyên nghiệp ADC Việt Nam để chúng tôi phục vụ bạn.
▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Công ty CP giải pháp và phát triển phần mềm ADC Việt Nam
Địa chỉ: Villa 1 - Lô 14A, Trung Yên 3, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: (04)3.783.5639 - (04)3.783.5640
Fax: (84-4)3.783.5641
Email: info@adcvietnam.net 

Bài "20 cách bán hàng qua mạng hiệu quả qua 5 chuyên gia bán hàng hàng đầu thế giới"
Theo "" của ADC Việt Nam

Giải pháp nào cho các nhà kinh doanh trực tuyến Việt nam

Chọn lựa phương thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, bảo mật và phổ biến là điều kiện giúp việc bán hàng trên mạng được thuận lợi hơn. Bạn đã cố gắng xây dựng và thu hút được khá nhiều khách hàng ghé thăm trang web, nhưng sẽ là vô ích khi khách hàng muốn mua sản phẩm nhưng không biết thanh toán bằng cách nào, hoặc cách thanh toán không phù hợp với họ. Có lẽ không cần nói quá nhiều vì có thể chính bạn đã gặp phải trường hợp này một đôi lần.

Giải pháp nào cho các nhà kinh doanh trực tuyến Việt nam

Các giải pháp nào cho các nhà kinh doanh trực tuyến Việt nam


Chọn lựa giải pháp kinh doanh trực tuyến

Chọn lựa phương thức thanh toán, giải pháp kinh doanh trực tuyến nhanh chóng, an toàn, bảo mật và phổ biến là điều kiện giúp việc bán hàng trên mạng được thuận lợi hơn. Bạn đã cố gắng xây dựng và thu hút được khá nhiều khách hàng ghé thăm trang web, nhưng sẽ là vô ích khi khách hàng muốn mua sản phẩm nhưng không biết thanh toán bằng cách nào, hoặc cách thanh toán không phù hợp với họ. Có lẽ không cần nói quá nhiều vì có thể chính bạn đã gặp phải trường hợp này một đôi lần. 

Một hình thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi và được coi là chủ đạo trong thanh toán trực tuyến, đó là Paypal. Nó hội tụ đầy đủ các yếu tố và trở thành sự lựa chọn số một. Xin giới thiệu một chút về hình thức này. Để sử dụng cần phải có một tài khoản trực tuyến tại trang web http://paypal.com , tài khoản này có thể nhận tiền từ tài khoản khác chuyển tới, hoặc ngược lại. Tài khoản mới lập sẽ có blance=0 muốn có tiền trong đó cần phải chuyển tiền vào thông qua tài khoản ngân hàng hoặc các loại thẻ Creat Card. Ngược lại, khi blance > 0 có thể rút về sử dụng.

Hình thức thanh toán bằng Paypal rất phổ biến trên thế giới nhưng thật tiếc cho các nhà kinh doanh trực tuyến Việt nam. Tài khoản đăng ký từ Việt nam chỉ có chức năng chuyển tiền và không có chức năng nhận tiền. Vì những lý do nào đó như nền kinh tế còn thấp và sự e dè trước các gian lận có thể xảy ra từ một nơi nổi tiếng hack và dùng phần mềm crack, mà có những hạn chế này. Rõ ràng đó là một cản trở lớn trong việc mở rộng buôn bán trên Internet ra thị trường thế giới. Vậy giải pháp nào thay thế ?.


Các giải pháp kinh doanh trực tuyến 

Có một vài loại hình tương tự như MoneyBooker, Alertpay nhưng ở thời điểm hiện tại mức độ phổ biến không thể so sánh.

Sử dụng các loại thẻ thanh toán trực tuyến Creat Card: Đối mặt với việc bảo mật và phòng chống gian lận từ việc khách hàng dùng thẻ giả.

Sử dụng các dịch vụ chuyển tiền toàn cầu như MoneyGram, Western Union, Bank Wire: Lệ phí chuyển tiền lớn gây khó khăn cho khách hàng, mất nhiều thời gian.

Sử dụng các loại tiền tệ trực tuyến như E-gold, Libertyreserve, C-gold, Web Money: Các loại tiền tệ này đang ngày càng được sử dụng. Trong số đó E-gold ra đời từ rất lâu trước khi các hình thức khác có mặt. Điểm đặc trưng của tiền tệ trực tuyến là không xác định chủ sở hữu, số tiền ảo chỉ có chức năng chuyển qua lại giữa các tài khoản , muốn quy đổi ra tiền mặt hoặc muốn có tiền ảo phải thực hiện việc mua bán với các dịch vụ thông qua tiền mặt. Các trang web bán hàng lớn trên thế giới không sử dụng tiền tệ trực tuyến làm phương thức thanh toán, có thể do tính không xác định chủ sở hữu. Nhưng đây cũng là một giải pháp tốt, và cần phải cập nhật tỉ giá mua bán các loại tiền tệ trực tuyến trên thị trường để điều chỉnh giá bán hàng cho phù hợp.

Còn một giải pháp nữa là sử dụng Paypal không chính chủ. Nếu có người quen đang sống ở những nước trong danh sách không hạn chế chức năng của Paypal, có thể sử dụng nhờ Paypal của họ. Tuy nhiên sẽ rất mất công nhờ check qua check lại mỗi lần nhận tiền. Xin lưu ý, Paypal kiểm tra IP rất kỹ lưỡng, nếu Paypal ở nước ngoài mà login bằng IP Việt nam sẽ rất dễ bị đóng băng tài khoản, do đó giải pháp mượn cả password là không thể. Tự tạo Paypal nước ngoài bằng cách dùng tên, địa chỉ giả và fake IP. Đây là cách khá nhiều người Việt nam đang dùng. Nhưng sẽ là một sự mạo hiểm vô cùng, mối đe dọa luôn dình dập khi tài khoản của bạn có thể bị đóng băng bất cứ khi nào. Với cả một chiến lược buôn bán lâu dài thì đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.

Kết luận
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng việc sử dụng nhiều phương thức thanh toán trong thời điểm hiện nay có vẻ là hợp lý hơn cả. Nhưng, dù thế nào thì việc không sử dụng được Paypal Việt nam để nhận tiền là một khó khăn rất lớn.

📣 Còn chần chừ gì nữa hãy đến ngay với công ty thiết kế web chuyên nghiệp ADC Việt Nam để chúng tôi phục vụ bạn.
▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Công ty CP giải pháp và phát triển phần mềm ADC Việt Nam
Địa chỉ: Villa 1 - Lô 14A, Trung Yên 3, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: (04)3.783.5639 - (04)3.783.5640
Fax: (84-4)3.783.5641
Email: info@adcvietnam.net

Bài "Giải pháp nào cho các nhà kinh doanh trực tuyến Việt nam"
Theo Thiết kế website Uy tín

Giải pháp xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến gia tăng doanh số

Xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến Thu hút khách hàng

Giải pháp xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến

Khi bạn quyết định mở cửa hàng trực tuyến, bạn phải đối mặt với đủ thứ chọn lựa, từ chuyện đặt hàng cho đến chuyện phải tự làm lấy mọi việc. Lựa chọn phần mềm sẽ sử dụng cho cửa hàng sẽ là công đoạn phức tạp nhất, thậm chí nếu bạn không có ý định tự làm việc này thì bạn vẫn phải cần có đủ thông tin để có những lựa chọn sáng suốt.

Để giúp bạn quyết định, lướt qua một cách khái quát về những thuận lợi và khó khăn trong sự lựa chọn của bạn.

Xây dựng hệ thống của riêng mình

Khi bạn xây dựng cửa hàng trực tuyến của riêng mình, bạn có toàn quyền điều hành. Bạn có thể tùy chỉnh từng khu vực hàng hóa để tối ưu hóa hoạt động và tích hợp với các hệ thống kế toán, kiểm kê có sẵn cũng như các nguồn tài nguyên khác. Bạn có thể sửa lại theo ý thích và nhanh chóng thay đổi cửa hàng để đón nhận những cơ hội mới.

Một số nhà bán lẻ cung cấp các công cụ giúp bạn xây dựng một cửa hiệu trực tuyến theo ý muốn. Các công ty như Microsoft và Macromedia cung cấp trọn gói công nghệ và công cụ phát triển để xây dựng một hệ thống bán hàng điện tử. Những công cụ này bao gồm các chương trình phần mềm cơ bản để quản lý cửa hàng, các "hooks" (móc nối) phần mềm có thể liên kết các cơ sở dữ liệu tới các hệ thống "back-end" (quản tri) khác và thậm chí tương thích với các ngôn ngữ lập trình khác.

Nếu bạn có kế hoạch xây dựng một cửa hàng trực tuyến từ cơ sở thì bạn phải chuẩn bị làm tất cả những bước cơ bản nhất, sử dụng code (đoạn mã lập trình) riêng của mình để kết nối nhiều thứ khác nhau như cơ sở dữ liệu, thuế, vận tải, giải quyết đơn hàng và cả trang phục vụ với nhau để tạo nên một trang web hoàn chỉnh. Đó là những công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian và việc xây dựng cửa hàng của bạn sẽ lâu hơn là việc áp dụng một hệ thống sẵn có. Ngay cả để có một cửa hàng đơn giản nhất thì bạn cũng phải chi ít nhất là 10.000 đô la và có rất nhiều cửa hàng tốn hàng trăm nghìn đô la để xây dựng và duy trì. Điểm cuối cùng là nếu bạn không có những lý do thuyết phục trong việc xây dựng một hệ thống của riêng mình thì tốt hơn hết là bạn nên sử dụng hệ thống bán hàng trực tuyến đã có sẵn. 

Hãy mua một hệ thống đã có sẵn

Có rất nhiều đại lý bán lẻ cung cấp các gói bán hàng online (trực tuyến) phù hợp với rất nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau. Bằng việc pha trộn và kết hợp những tính năng của các gói này, bạn có thể tạo ra một trang bán hàng trực tuyến tinh vi trong một thời gian tương đối ngắn.

Các hệ thống bán hàng điện tử cơ bản thường cung cấp các mẫu cửa hàng đã được xây dựng sẵn, hay bí quyết hướng dẫn bạn toàn bộ quá trình lắp đặt, giúp bạn xây dựng và quản lý cửa hàng. Họ cũng có bán những phần mềm dùng được ngay dùng để lưu trữ các thông tin mua bán của khách hàng khi họ lựa chọn chúng, tính toán giá cả, chọn lọc thông tin của khách hàng và sau đó xuất thông tin trên thẻ tín dụng tới ngân hàng của bạn. Các hệ thống bán hàng trực tuyến cao cấp hơn còn cho phép bạn nhập và xuất bản các catalog giới thiệu các sản phẩm hiện có trên trang Web và kết nối cửa hàng trực tuyến của bạn tới một cơ sở dữ liệu hay các hệ thống khác.

Nếu bạn lựa chọn một hệ thống lỗi thời, đồng nghĩa với việc bạn bỏ đi một số tính năng linh hoạt, ngay bây giờ và về sau cũng thế. Có nhiều công cụ hạn chế khả năng của bạn trong việc tuy chỉnh cửa hàng, catalog và thậm chí là cả giao diện của cửa hàng. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đều tìm kiếm phần mềm bán hàng đáp ứng được nhu cầu của họ và thực tế là các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ, hỗ trợ và thậm chí cả hệ thống trợ giúp tích hợp luôn chiếm ưu thế. 

Hãy mua dịch vụ bán hàng trực tuyến của nhà cung cấp cửa hàng bán hàng trực tuyến

Giải pháp nhanh nhất và dễ nhất là đăng ký sử dụng một dịch vụ bán hàng trực tuyến có sẵn, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ xây dựng và tổ chức giao diện cửa hàng cho bạn. Bạn không cần phải có chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia phần mềm hay phần cứng. Thực tế, tất cả bạn cần chỉ là tên giao dich và danh sách các sản phẩm. Một vài nhà cung cấp giao diện sẽ tính tiền theo một tỉ lệ cố định hàng tháng dựa trên số lượng danh mục trong catalog trực tuyến của bạn, trong khi một số nhà cung cấp khác lại tính theo phần trăm doanh thu. Những dịch vụ này cung cấp các hợp đồng bán hàng từng tháng và họ kiểm soát toàn bộ quá trình giao dịch, dịch vụ Web, dịch vụ hỗ trợ và vv... Một số dịch vụ bán hàng qua mạng sẽ tạo cho bạn một tài khoản kinh doanh trực tuyến nếu như bạn chưa có.

Các nhà cung cấp thương mại điện tử mang lại cho bạn giải pháp ít tốn kém nhất để xây dựng một của hàng trực tuyến, tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế. Hầu hết những nhà cung cấp đều giới hạn quyền tùy ý chỉnh cửa hàng của bạn và có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng, tất cả các mẫu của hàng đưa ra đều gần gần như nhau. Và, trong khi hầu hết các nhà cung cấp đều là những doanh nghiệp có tiếng, thì những dịch vụ họ cung cấp có thể phát sinh những chi phí không lường trước hoặc có lỗi về vấn đề bảo mật. Hãy hành động, tìm hiểu kỹ quy trình của nhà cung cấp dịch vụ và tất cả những của hàng chung quanh trước khi bạn quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến.
📣 Còn chần chừ gì nữa hãy đến ngay với công ty thiết kế web chuyên nghiệp ADC Việt Nam để chúng tôi phục vụ bạn.
▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Công ty CP giải pháp và phát triển phần mềm ADC Việt Nam
Địa chỉ: Villa 1 - Lô 14A, Trung Yên 3, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: (04)3.783.5639 - (04)3.783.5640
Fax: (84-4)3.783.5641
Email: info@adcvietnam.net

Bài "Giải pháp xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến gia tăng doanh số"
Theo Công ty thiết kế website ADC Việt Nam

Quy tắc để kinh doanh trực tuyến hiệu quả

Ngày nay, người tiêu dùng, các tổ chức, hoặc công ty… đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn để tiết kiệm thời gian.

Quy tắc để kinh doanh Online trực tuyến hiệu quả nhất

Quy tắc để kinh doanh Online trực tuyến hiệu quả nhất

Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay tái tổ chức lại cửa hàng đang có, những quy tắc sau được rút ra từ nhiều chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công.

Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm

Bạn không cần thuê một chuyên gia HTML, một hoạ sĩ thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng thêm một trang web thương mại điện tử. Công việc phức tạp và có phần tốn kém này giờ đây hoàn toàn có thể được thực hiện bằng một vài phần mềm cùng các lựa chọn outsourcing (thuê nguồn lực bên ngoài) liên quan tới thiết kế web và hosting, chẳng hạn như Microsoft’s Commerce Manager.

Những gói phần mềm trên thị trường sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều lựa chọn mẫu thiết kế chuyên nghiệp, cả các catalogs sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, giỏ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình và quản lý lưu kho và thậm chí cả hệ thống kế toán.

Một số phần mềm tuỳ biến khác có thể trợ giúp về chuyên gia về dải tần, duyệt web,… qua đó nâng cao hiệu ứng trang web của bạn.

Tính năng, tính năng và tính năng

Các cửa hàng truyền thống thường trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp đỡ họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể thiếu yếu tố này.

Hãy đảm bảo cho cửa hàng trực tuyến của bạn được tiện lợi và dễ sử dụng nhất trong chừng mực có thể. Tuỳ thuộc vào những gì cung cấp, bạn nên quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho các khách hàng. Bạn hãy sử dụng thanh định hướng ở trên và dưới để người sử dụng sẽ không phải liên tục cuộn lên cuộn xuống trang web khi muốn thay đổi trang.

Sẽ rất quan trọng với meny drop-down (quay trở lại). Bạn đừng buộc khách hàng mua sắm phải trông cậy vào nút “back” trên trình duyệt web của họ. Và bạn cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.

Hiểu rõ về khách hàng

Bạn nên biết những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm ngoại tuyến.

Đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản gọi điện cho khách hàng.

Bạn cũng cần xác định những sản phẩm/dịch vụ nào sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng của bạn. Ngoài ra, những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử,… cũng rất giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.

Duy trì nguyên tắc thiết kế

“Khi bạn thiết kế một cửa hàng trực tuyến, sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ”, Karen Frishman, giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ,…, cho biết, “Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ hoạ trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”.

Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.

Đảm bảo yếu tố nội dung thích hợp

Bạn cần có những miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng. Các nhà bán lẻ trực tuyến thường xuyên đăng tải những thông tin nghèo nàn, họ tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp.

Kết quả là bạn tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến các khách hàng kết luận rằng hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, bạn hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh kỹ thuật số có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.

Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm

Hãy thường xuyên tái khẳng định với các khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và chuyên môn như thế nào”, Frishman cho biết, “Các khách hàng mong muốn biết rõ người mà họ đang mua hàng”.

Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra đảm bảo hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.

Tối ưu hoá các cơ hội

Các công cụ tìm kiếm trực tiếp là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh – tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm trực tiếp tìm thấy bạn.

Bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khoá mà các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm trực tuyến luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác.

Để tối ưu hoá trang web với các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bạn cần có một chuyên gia làm việc bán thời gian cho bạn hay sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft’s Submit It!. Các lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên click chuột cùng việc họ rời trang web của bạn như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft’s FastCounter Pro.

Làm mới, làm mới và làm mới

Đừng bao giờ “ngủ gật” trên cành nguyệt quế. Hãy thay đổi các cửa sổ hình hoạ của bạn, thay đổi giao diện trang chủ,… Hãy luôn cập nhập các sản phẩm mới, hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.

Bạn đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ nào đó. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho các khách hàng bất cứ khi nào bạn có sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.

Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo – từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.

Cuối cùng, một phần quan trọng của hoạt động bán hàng trực tuyến ngày nay là đảm bảo các dịch vụ và phần mềm tự động hoá luôn nhanh chóng giúp bạn vận hành suôn sẻ cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho trang web luôn ổn định và sản phẩm luôn được cập nhập.

📣 Còn chần chừ gì nữa hãy đến ngay với công ty thiết kế web chuyên nghiệp ADC Việt Nam để chúng tôi phục vụ bạn.
▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Công ty CP giải pháp và phát triển phần mềm ADC Việt Nam
Địa chỉ: Villa 1 - Lô 14A, Trung Yên 3, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: (04)3.783.5639 - (04)3.783.5640
Fax: (84-4)3.783.5641
Email: info@adcvietnam.net

Bài "Quy tắc để kinh doanh trực tuyến hiệu quả"
Nguồn Công ty thiết kế website Uy tín ADC Việt Nam